• Home
  • Intro
  • Bất động sản
  • Credit Card
  • Loan
  • Investment
  • Xàm Review
  • Contact

Chứng Chỉ Quỹ

Passive Investment

  • FIRE
  • License
  • Tài Trợ
    • Mời Cafe
    • Sách Đầu tư tài chính BKM
    • Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Trang chủ » Tự học CFA Level 1 » Giới thiệu về phân tích báo cáo tài chính

Giới thiệu về phân tích báo cáo tài chính

14/05/2023 18/05/2023 Nguyễn Võ Công 0 Bình luận

Mục lục

Toggle
  • Ai là người sử dụng BCTC và BCTC được sử dụng với mục đích gì?
  • Các thành phần của một báo cáo tài chính gồm những gì.
    • A.  Bảng kết quả hoạt động kinh doanh – Income statement
    • B.  Bảng cân đối kế toán – Balance Sheet
    • C.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Cash Flow statement
    • D. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
    • E.  Thuyết minh báo cáo tài chính
    • F.  MD&A báo cáo của ban quản trị
  • Tìm hiểu về báo cáo kiểm toán
  • Một số nguồn thông tin sử dụng để phân tích BCTC
  • Quy trình để phân tích 1 báo cáo tài chính – Financial statement analysis framwork

Giới thiệu về phân tích báo cáo tài chính (BCTC) – Intruduction to financial reporting analysis

Ai là người sử dụng BCTC và BCTC được sử dụng với mục đích gì?

  • BCTC chỉ là cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tài sản… của công ty cho các bên gồm: nhà đầu tư, chủ nợ … hiện tại hoặc tiềm năng. Và để các bên đưa ra quyết định.
  • Phân tích báo cáo tài chính là sử dụng các thông tin của BCTC và các thông tin liên quan khác để đưa ra các quyết định kinh tế. Với mục tiêu là đánh giá các kết quả tài chính hiện tại và quá khứ của cty. Để đưa ra nhận định về khả năng thu được lợi nhuận –earn profits và tạo ra tiền trong tương lai – generate cash flow in the future.
Phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính

Các thành phần của một báo cáo tài chính gồm những gì.

A.  Bảng kết quả hoạt động kinh doanh – Income statement

Hay còn được gọi với các tên khác như:

  • Statement of operations
  • Profit and loss statement

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là tổng kết về các hoạt động kinh doanh trong 1 chu kỳ thường 1 năm. Gồm có 3 thành phần chính:

  • Doanh thu của công ty – Revenues
  • Chi phí của công ty – Expenses
  • Lãi lỗ – Gains and losses

Ngoài ra, còn có thêm bảng Statment of comprehensive income – Báo cáo thu nhập toàn diện là thể hiện tất cả các thay đổi của nguồn vốn ngoại trừ các giao dịch của của cổ đông.

B.  Bảng cân đối kế toán – Balance Sheet

Hay có tên gọi khác là statement of financial position gồm có 3 phần được thể hiện với mối liên hệ sau:

Assets = Liabilities + Owner’s equity

Trong đó:

  • Asset – Tài sản là các nguồn lực được kiểm soát bởi doanh nghiệp và có khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lại.
  • Liabilities – là toàn bộ số tiền công ty có nghĩa vụ với bên cho vay hoặc chủ nợ.
  • Owner’s equity – Net assets là phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ cho tổng nợ.

C.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Cash Flow statement

Được phân loại làm 3 dòng tiền:

  1. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh – CFO Operating cash flow
  2. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư – CFI Investing cash flow
  3. Dòng tiền từ hoạt động tài chính – CFF Fianancing cash flow

D. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

Thông tin về só tiền và các nguồn thay đổi trong vốn chủ sở hữu của các cổ đông theo thời gian.

E.  Thuyết minh báo cáo tài chính

Trong phần này sẽ làm rõ về các nguyên tắc kế toán được công ty áp dụng trong BCTC với 1 số các thông tin tiêu biểu như sau:

  • Phương pháp kê toán được sử dụng và các giả định – Accouting methods and assumptions.
  • Giải thích thêm thông tin về các khoản mục trong BCTC
  • Mô tả về các sự kiện Acquisition hay bán tài sản lớn của doanh nghiệp – disposals
  • Các khoản mục tiềm tàng trong BCTC –  Contingencies
  • Chi tiết giao dịch với các bên liên quan
  • Kế hoạch về các quyền chọn – Stock option, benefit plans
  • Các khách hàng quan trọng của doanh nghiệp -Significant customers.

Đặc biệt đối với các nhà đầu tư thông thường rất ít đọc phần này. Nên các bạn lưu ý hay đọc phần này trước, đọc kỹ để so sánh với các doanh nghiệp trong ngành trước khi đầu tư nhé.

F.  MD&A báo cáo của ban quản trị

Cái này thì IFRS, US GAAP hay có chứ VN thì chưa. Ở đây sẽ thông báo các thông tin cơ bản sau:

  • Kết quả hoạt động kinh doanh và tầm nhìn của doanh nghiệp – Results from operations, business overview.
  • Đánh giá xu hương về doanh số bán hàng, chi phí của công ty Trend in sale and expenses.
  • Các nguồn vốn và tính thanh khoản – Capital resource and liquidity
  • Cash flow trend – xu hướng của các dòng tiền trong cty.
  • Discussion of critical accounting choices – Thảo luận về các rủi ro trong phương thức kế toán lựa chọn.
  • Ảnh hưởng của lạm phát, giá và kết quả không chắc chắn trong tương lại. Affect of inflation, price change, uncertainties on future results.

Tìm hiểu về báo cáo kiểm toán

Kiểm toán là 1 đơn vị độc lập được cty mời để kiểm tra và đưa ra các nhận định đánh giá về BCTC do bộ phận kế toán nội bộ của công ty lập.

Board of Director là bộ phận thuê đơn vị kiểm toán để thực hiện kiểm tra BCTC của ty đã đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán hay chưa.

Bên kiểm toán chỉ có chức năng Reasonable assurance rằng báo cáo tài chính không có các lỗi/sai sót trọng yếu – free material errors.

Theo tiêu chuẩn US GAAP thì đơn vị kiểm toán phải cung cấp thêm ý kiến về Internal controls (hiểu nôm nay kiểm toán nội bộ) của doanh nghiệp trong BCTC.

Ý kiến của kiểm toán gồm có 3 phần:

  1. BCTC được lập và chịu trách nhiệm bởi ban giám đốc công ty. Và đơn vị kiểm toán chỉ có kiểm tra đánh giá lại một cách độc lập
  2. BC được lập theo các chuẩn mực kế toán và đảm bảo rằng không có chứa các lỗi trọng yếu.
  3. Đơn vị kiểm toán sẽ nếu ra các nguyên tắc kế toán – Accounting Principle, phương pháp ước lượng được chọn và áp dụng. Ngoài ra, bổ sung thêm các thông tin mà phương thưc kế toán sử dụng không nhất quán trong các thời điểm của báo cáo.

Có 4 loại BCTC sau khi kiểm toán. Chúng được dựa trên ý kiến đánh giá của đơn vị kiểm toán gồm:

  1. Unqualified: Chấp nhận toàn phần BCTC không có lỗi trọng yếu No Material errors.
  2. Qualified: Chấp nhận 1 phần Exception to accounting principles. Có 1 lỗi nhỏ trong nguyên tắc kế toán.
  3. Adverse: Ý kiến kiểm toán trái ngược. BCTC này đã không trình bày 1 cách trung thực hợp lý.
  4. Disclaimer of opinion: Từ chối đưa ra ý kiến

Đối với 4 mức độ này thì khi đầu tư bạn chỉ nên chọn các công ty nào có BCTC loại 1 là Unqualified thôi nhé.

Một số nguồn thông tin sử dụng để phân tích BCTC

Bên cạnh việc sử dụng các báo cáo tài chính hàng năm và các thông tin bổ sung – supplementary information. Như BCTC hàng năm, báo cáo quý, báo cáo bán niên gọi chung là interim report. Chúng có đầy đủ các thông tin tài chính và thuyết minh nhưng không được kiểm toán – not necessarily audited.

Tuy nhiên có 1 số thông tin doanh nghiệp phải công bố là:

  1. Thông tin về mua bán xác nhập – Merge and Acquisitions
  2. Thông tin về bán các tài sản lớn của doanh nghiệp – Disposal of major assets
  3. Thông tin về thay đổi ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị – Management or corporate governance.

Hoặc 1 số nguồn thông tin từ:

  • Proxy statements – Báo cáo uỷ quyền là thông tin mà công ty cung cấp cho các cổ đông về các vấn đề được thảo luận trong cuộc họp cổ đông để biểu quyết.
  • Các thông tin từ báo công cty, họp báo được công bố và thường public trên các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Các báo cáo về ngành, báo cáo phân tích đối thử của công ty hay các thống kê của các đơn vị khác.

Quy trình để phân tích 1 báo cáo tài chính – Financial statement analysis framwork

Quy trình phân tích 1 báo cáo tài chính gồm có 6 bước chính

Bước 1: State the objective and context. Xác định các câu hỏi mà người phân tích muốn tìm câu trả lời. Nguồn thông tin tìm kiếm ở đầu và cần bao nhiêu thời gian để thực hiện việc phân tích

Bước 2: Gather/Collect data. Tìm kiếm các BCTC của công ty, các thông tin liên quan –  Relevant information về ngành, nền kinh tế. Hoặc có thể phỏng vấn hỏi các nhà quản lý của doanh nghiệp, các nhà cung cấp hay khách hàng của doanh nghiệp. Ngoài ra có thể tham quan doanh nghiệp.

Bước 3: Process the data. Thực hiện các đánh giá điều chỉnh các thông tin trong BCTC. Tính toán các chỉ số –  Caculate ratio. Thể hiện chúng dưới dạng biểu đồ hoặc common size balance sheet.

Bước 4: Analyze and interpret the data. Sử dụng các dữ liệu để trả lời các câu hỏi đưa ra ở bước 1. Đưa ra các kết luận và nhận xét từ thông tin đã thu thập.

Bước 5: Report the conclusions or recommendations. Lập báo cáo và công bố thông tin. Đồng thời đảm bảo báo cáo tuân thủ các quy định liên quan đến phân tích và nhận xét trong đầu tư.

Bước 6: Update the analysis. Thực hiện lặp lại các bước trước và điều chỉnh các kết luận nhận xét khi cần thiết (Khi có thay đổi về relevant information).

Xem thêm:

Tìm hiểu là luyện thi chứng chỉ phân tích tài chính CFA

5/5 - (2 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Chuyên mục: Tự học CFA Level 1 Thẻ: Phân tích báo cáo tài chính

Nói về Nguyễn Võ Công

Xin chào, mình Công một người đam mê về tài chính và thích chém gió

Mình viết Blog chungchiquy.vn này để chia sẽ các quan kiểm và góc nhìn các nhân về thị trường vốn ở Việt Nam.

Like or Share nếu bạn thấy Blog này vui, bổ ích.
Hoặc có thể mời Công Cafe nhé!

Bài viết trước « Lễ 30-4 và 1-5 này đi đâu chơi đây
Bài viết sau Phân tích DUPONT »

Reader Interactions

Gửi phản hồiHủy

Sidebar chính

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

ĐẦU TƯ CHỈ VỚI 100K

THẺ TÍN DỤNG KBANK

Chuyên mục

  • Góc chém gió (33)
  • Investment (2)
  • Thẻ tín dụng (24)
  • Tự do tài chính (59)
  • Tự học CFA Level 1 (8)
  • Xàm Review (5)
  • Đồ Công Nghệ (8)

Tìm kiếm

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Chiến lược đầu tư năm 2025

Chiến lược đầu tư năm 2025 là gì?

01/01/2025

So sánh thẻ tín dụng miễn phí thường niên trọn đời với tiêu dùng 1 số nhất định được miễn phí thường niên

06/10/2024

Thẻ tín dụng tốt nhất dành cho người thích mua sắm online 2024

27/09/2024

MUA BẢO HIỂM ONLINE

Lịch triển khai bài viết

Tháng 6 2025
H B T N S B C
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30  
« Th1    

Footer

Bài viết mới nhất

  • Chiến lược đầu tư năm 2025 là gì?
  • So sánh thẻ tín dụng miễn phí thường niên trọn đời với tiêu dùng 1 số nhất định được miễn phí thường niên
  • Thẻ tín dụng tốt nhất dành cho người thích mua sắm online 2024
  • So sánh thẻ tín dụng với thẻ ghi nợ: Nên chọn loại thẻ nào?
  • Thẻ tín dụng dành cho khách hàng travel tốt nhất 2024
  • Hướng dẫn mở thẻ tín dụng online chi tiết nhất 2024

Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Võ Công trong Free – File excel quản lý đầu tư chứng khoán
  • ngocthanginv trong Free – File excel quản lý đầu tư chứng khoán
  • ngocthanginv trong Free – File excel quản lý đầu tư chứng khoán
  • Bếp châu âu trong Đăng ký tài khoản Youtube Premium tại Việt Nam
  • Nguyễn Võ Công trong Free – File excel quản lý đầu tư chứng khoán

Website thành viên

  • KPayLater.com
  • LazCard
  • Cong.name.vn

Dự án triển khai

  • Mua xe Vinfast trả góp E2E
  • Mua hàng trả chậm MPL
  • Vay tiền mặt Risk Free

Bản quyền © 2025 · Chứng Chỉ Quỹ chấm VN · Đăng nhập · Site Map