Phân tích Dupont là gì?
Chắc ai đầu tư tài chính cũng đã từng nghe về phân tích Dupont. Đây là công thức để phân tích về ROE – Return on Equity với mục tiêu xem xét nguồn gốc tạo ra ROE của doanh nghiệp.

Lý do: không phải cứ nhìn thấy ROE cao đã là tốt. Mà phải xem xét là ROE này đến từ đâu và nguồn gốc về lợi nhuận của công ty có ổn định và bền vững hay không. Giống như câu nói của ông cha ta:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Hay như:
Cái nết đánh chết cái đẹp
Nào chúng ta cùng tìm hiểu về cách phân tích công thức theo Dupont – Dupont Analysis nhé.
ROE là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Với ý nghĩa 1 đồng vốn bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROA là lợi nhuận trên tổng tài sản. Với ý nghĩa 1 đồng tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Đòn bẩy tài chính – Financial Leverage Ratio là tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu. Với 1 đồng vốn tạo ra mấy lần đồng tài sản.
Như vậy lợi nhuận khi phân tích công thức này thì lợi nhuận của doanh nghiệp đến từ hiệu quả của sinh lợi của tài sản của tài sản doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính.
Công thức Dupont cơ bản 3 biến
Ngoài ra khi phân tích theo phương thức 3 biến sẽ có công thức như sau:
Lợi nhuận doanh nghiệp ROE bằng biên Lợi nhuận ròng x vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính.
Như vậy nguồn lợi nhuận doanh nghiệp đến từ hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh có biên lợi nhuận cao hay không. Hay công ty có sử dụng vốn vay hiệu quả với sức mạnh đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận.
Công thức Dupont mở rộng 5 biến
Đặc biệt khi phân tích với 5 biết các bạn sẽ biết được rằng lợi nhuận của công ty có bị thuế hay lãi vay ảnh hưởng hay không?
Với:
Biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Tỷ lệ giảm lợi nhuận bởi lãi vay
Tỷ lệ giảm lợi nhuận bởi thuế
Như vậy có thể thấy công ty nay nợ nhiều thì đòn bẩy tài chính sẽ tăng dẫn đến ROE tăng. Tuy nhiên, vay nhiều của sẽ làm cho chi phí lãi tăng. Chi phí này sẽ làm giảm lợi nhuận nên nếu doanh nghiệp vay được lãi suất thấp sẽ là điểm cộng.
Nhưng đi vay với lãi cao sẽ dẫn đến lãi ăn hết lợi nhuận dẫn đến gánh nặng cho công ty. Đặc biệt nếu sử dụng vay không tốt có thể làm giảm luôn lợi nhuận.
Còn về thuế thì sao nhỉ? Nếu thuế thấp bạn sẽ đóng ít thuế và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng. Do đó, yếu tốt thuế cũng sẽ quyết định lợi nhuận doanh nghiệp.
Ví dụ: 2 doanh nghiệp cùng có chung 1 mức lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng. Nhưng 1 cty phải đóng thuế 20% với 1 doanh nghiệp được ưu đãi chỉ đóng thuế 15%. Thì LN của 2 công ty lần lượt là 80 tỷ đồng và 85 tỷ đồng. Là khác biệt nhau lắm đó.
Xem thêm:
Kết luận
Khi nhìn thấy ROE cao chưa hẳn đã tốt mà bạn cần phải phân tích chúng ra thành các cấu phần liên quan như. Lợi nhuận đến từ thuế thấp, chi phí lãi thấp, hiệu quả sử dụng tài sản cao, công ty sử dụng đòn bẩy tài chính vừa phải.
Đặc biệt là biên lợi nhuận hoat động kinh doanh của công ty tốt. Thì hãy tập trung vào doanh nghiệp này hơn và các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Cùng với đó thì bạn sẽ biết được năm nay cty được ưu đãi thuế, vậy các năm trước thì sao và các năm tiếp theo thế nào. Vì nếu hết ưu đãi chính sách thì có thể năm sau Lợi nhuận giảm đột biến để có thể đưa ra các quyết định tốt nhất.
Chúc các bạn đầu tư thành công với cách phân tích nhỏ của mình nhé.
Gửi phản hồi