So sánh thẻ tín dụng với thẻ ghi nợ ngân hàng và nên chọn loại thẻ nào để dùng là băn khoăn của nhiều người. Bài viết dưới đây, chungchiquy sẽ cùng bạn tìm hiểu về thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, biểu phí thường niên, lãi suất và tính năng thanh toán, rút tiền của credit card và debit card. Đọc ngay!
Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là gì?
Thẻ ghi nợ là gì?
Thẻ ghi nợ thường được gọi là Debit Card trong tiếng Anh. Thẻ được làm bằng nhựa và dùng để thực hiện nhiều chức năng như rút tiền mặt, thanh toán, chuyển khoản,…
Đây là hình thức thanh toán thay thế tiền mặt rất phổ biến hiện nay. Thẻ được liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn. Vì vậy, bạn có thể sử dụng số tiền có trong thẻ, không phải chi tiêu trước rồi trả sau như một số người vẫn lầm hiểu.
Hiện nay hầu hết các ngân hàng thường kết hợp thao tác mở tài khoản và mở thẻ ghi nợ khi bạn mở tài khoản lần đầu.
Có 2 loại thẻ ghi nợ được sử dụng phổ biến là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế:
- Thẻ ghi nợ nội địa: Là loại thẻ có giới hạn sử dụng trong nước. Bạn có thể sử dụng thẻ này để thanh toán mua hàng tại siêu thị, nhà hàng, nhà cung cấp dịch vụ, mua sắm trực tuyến,…Với điều kiện các cửa hàng hoặc dịch vụ này phải nằm trong nước. Tùy theo chính sách của từng ngân hàng cung cấp thẻ mà phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa sẽ khác nhau nhưng thông thường thẻ được sử dụng miễn phí.
- Thẻ ghi nợ quốc tế: Cách sử dụng tương tự như thẻ ghi nợ nội địa nhưng phạm vi sử dụng rộng hơn, trên phạm vi toàn cầu. Khác với thẻ nội địa, khách hàng sử dụng thẻ quốc tế sẽ phải trả một khoản phí nhất định.
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng hay còn gọi là Credit Card trong tiếng Anh là loại thẻ cho phép khách hàng thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ. Nói cách khác, đây là hình thức vay tiền để trả trước và khi đến hạn, chủ thẻ có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cho ngân hàng.
Nếu bạn hoàn trả toàn bộ số tiền vay trước ngày đến hạn (được thể hiện trên bảng sao kê hàng tháng của bạn), bạn sẽ không bị tính lãi. Thông thường sẽ là 45 ngày, một số ngân hàng có thể gia hạn lên tới 55 ngày. Sau thời hạn, số dư nợ sẽ được tính lãi theo quy định.
Có thể nói thẻ tín dụng là một phương thức thanh toán thông minh, một hình thức vay vô cùng ưu đãi so với các hình thức vay khác.
Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán mua sắm, giải trí hay du lịch… một cách vô cùng tiện lợi mà không cần phải mang theo tiền mặt bên mình. Đặc biệt khi bạn đi du lịch, công tác nước ngoài mà không cần phải đổi ngoại tệ.
Hiện nay, có 2 loại thẻ tín dụng phổ biến là thẻ nội địa và thẻ quốc tế:
- Thẻ tín dụng nội địa: Loại thẻ này chỉ có thể sử dụng để thanh toán trong nước.
- Thẻ tín dụng quốc tế: Bạn có thể sử dụng thẻ này để thanh toán cả trong nước và quốc tế.
>> Xem thêm: Thẻ tín dụng hoàn tiền tốt nhất – Cash back
Phân biệt thẻ Credit Card và Debit Card
Thẻ tín dụng (Credit Card) | Thẻ ghi nợ (Debit Card) | |
Cấu tạo thẻ | Mặt trước:
Ký hiệu: chữ CREDIT trên thẻ. Tên và logo ngân hàng phát hành thẻ. Số thẻ, họ và tên chủ thẻ. Thời hạn hiệu lực của thẻ. Chip điện tử. Mặt sau: Dải chứa số CVC/CVI. Ô chữ ký cho chủ thẻ. |
Mặt trước:
Biểu tượng (thường là VISA hoặc Mastercard). Dòng chữ DEBIT phía trên hoặc phía dưới ký hiệu đơn vị thanh toán. Tên và logo ngân hàng phát hành thẻ. Số thẻ, họ và tên chủ thẻ. Thời hạn hiệu lực của thẻ. Mặt sau: Dải chứa thông tin được mã hóa và kiểm soát bảo mật |
Phạm vi sử dụng | Trong và ngoài nước | |
Chức năng | Dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ… thay tiền mặt.
Chuyển đổi trả góp lãi suất 0-1%. Rút tiền mặt. |
Rút tiền, gửi tiết kiệm, chuyển tiền, nạp tiền điện thoại,… |
Điều kiện làm thẻ | Người mở thẻ cần có: Công việc ổn định, hồ sơ chứng minh thu nhập, sao kê thu nhập mỗi tháng, hợp đồng lao động, giấy tờ tài sản sở hữu,… | Chỉ cần có CMND/CCCD |
Ưu đãi | Rất nhiều ưu đãi từ ngân hàng phát hành thẻ và đối tác của ngân hàng. | Rất ít ưu đãi, hầu như không có. |
Phí, lãi suất | Phí thường niên: Cao.
Phí rút tiền: 0-4% / tổng số tiền rút. Lãi suất cao nếu thanh toán dư nợ chậm. Phí dịch vụ banking, Internet banking: Miễn phí. |
Phí thường niên: Thấp
Phí rút tiền: Thấp Phí chuyển khoản: Thấp Phí dịch vụ banking, Internet banking có thể mất phí hoặc miễn phí tùy ngân hàng. Tuy vậy, các loại thẻ ghi nợ quốc tế có mức phí cao hơn phí nội địa. |
Giới hạn của thẻ | Dựa vào hạn mức mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ. | Dựa vào số tiền khách hàng gửi vào thẻ. |
Mức chi tiêu | Dựa vào số tiền bạn có trong tài khoản ngân hàng.
Bạn cần nạp tiền vào thẻ để chi tiêu. Có bao nhiêu dùng bấy nhiêu.
|
Tương đương với hạn mức tín dụng được ngân hàng cấp.
Bạn thường không thể chi tiêu nhiều hơn hạn mức tín dụng của mình. Một số ngân hàng cho phép bội chi nhưng bạn sẽ phải trả mức phí khá cao. |
Lịch sử tín dụng | Có ảnh hưởng đến điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng của khách hàng. | Không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thẻ. |
Thủ tục làm thẻ | Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như CCCD photo, phí làm thẻ…
Đến chi nhánh ngân hàng và thực hiện theo hướng dẫn.
|
Chuẩn bị hồ sơ mở thẻ bao gồm:
Giấy tờ xác nhận tài chính Hồ sơ chứng minh thông tin cá nhân Hồ sơ xác nhận thông tin về nơi cư trú Hồ sơ xác nhận nơi ở hiện tại Hồ sơ xác nhận công việc Bạn đến trực tiếp ngân hàng hoặc mở thẻ trực tuyến trên website của ngân hàng. |
So sánh thẻ tín dụng với thẻ ghi nợ
Thẻ tín dụng
Ưu điểm
- Thẻ ghi nợ được coi là loại thẻ có thủ tục tạo thẻ đơn giản và nhanh chóng nhất. Bạn chỉ cần mang CMND hoặc CCCD đến chi nhánh ngân hàng nơi muốn phát hành thẻ và làm theo hướng dẫn cách mở thẻ.
- Phí sử dụng thẻ ghi nợ rất thấp, thông thường đối với thẻ ghi nợ nội địa phí rút tiền mặt từ ATM chỉ từ 1.000đ – 3.000đ. Đối với thẻ ghi nợ quốc tế, phí rút tiền mặt chỉ 8.000đ – 10.000đ
- Thẻ ghi nợ có chức năng chuyển khoản. Bạn có thể dễ dàng chuyển tiền cho người thân, bạn bè, đối tác với những thao tác nhanh chóng. Đơn giản trực tiếp tại cây ATM hoặc thông qua smart banking hoặc internet banking trên điện thoại.
- Bạn có thể quản lý chi phí thanh toán tùy theo số tiền gửi trong tài khoản thẻ ghi nợ. Giúp bạn chủ động kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu phù hợp so với các hình thức thanh toán tín dụng khác.
Nhược điểm
- Chủ thẻ phải cẩn thận khi sử dụng thẻ để tránh bị mất mã PIN, mật khẩu, dễ bị lừa đảo mất tiền do giao dịch không tốt.
- Một hạn chế nữa của thẻ ghi nợ là có rất ít chương trình ưu đãi, dịch vụ quà tặng từ ngân hàng phát hành.
Thẻ ghi nợ
Ưu điểm
- Với thẻ tín dụng, bạn có thể dễ dàng kiểm soát các khoản thanh toán và chi phí hàng tháng của mình. Hàng tháng, ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn bảng sao kê các khoản chi, ngày thanh toán,… để từ đó khách hàng có thể chủ động chi tiêu một cách khôn ngoan và cân đối tài chính cho các kỳ tiếp theo.
- Ngày nay, để bảo mật thông tin và phòng ngừa rủi ro cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, hầu hết đều hướng tới sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến. Nếu bị mất thẻ, bạn chỉ cần yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ khóa ngay tài khoản qua điện thoại.
- Khách hàng sở hữu thẻ tín dụng được hưởng nhiều chương trình ưu đãi tiện ích như tích điểm đổi quà, nhận chiết khấu từ các đối tác liên kết.
- Trong một số trường hợp khẩn cấp khi cần tiền mặt, thẻ tín dụng chính là cứu cánh cho người dùng. Đây là cách vay/chuyển tiền nhanh chóng với chi phí hợp lý hơn các hình thức vay khác. Tuy nhiên, việc rút tiền từ thẻ tín dụng chỉ nên thực hiện khi có nhu cầu thực sự cấp thiết. Vì đây không phải là tính năng chính của loại thẻ này.
Nhược điểm
- Chủ thẻ tín dụng rất dễ rơi vào tình trạng nợ nần khi chi tiêu quá mức. Vì vậy, trước khi quyết định mua một món đồ nào đó, hãy cân nhắc việc đảm bảo khả năng chi trả của mình trong tương lai.
- Một số ngân hàng tính phí rút tiền cho mỗi lần rút tiền mặt từ thẻ tín dụng của bạn. Hơn nữa, nếu sau thời gian 45 ngày bạn không trả hết số nợ theo quy định thì sẽ phải chịu lãi suất khá cao. Khoản phạt lãi suất này sẽ khiến bạn mất một khoản tiền không nhỏ nên bạn cần có kế hoạch chi tiêu và chú ý trả hết nợ đúng hạn.
- Thẻ tín dụng không có chức năng chuyển khoản. Điều này sẽ gây bất tiện cho chủ thẻ. Tuy nhiên, đây là quy định nhằm đảm bảo kiểm soát các khoản nợ chưa thanh toán, tránh nguy cơ gian lận tài chính và tránh trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ.
>> Thẻ tín dụng dành cho khách hàng travel tốt nhất
Nên mở thẻ ghi nợ hay mở thẻ tín dụng?
Việc lựa chọn giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân và cách quản lý tài chính của mỗi người. Thẻ ghi nợ (debit card) giúp kiểm soát chi tiêu dễ dàng hơn. Vì bạn chỉ được sử dụng số tiền có trong tài khoản ngân hàng.
Thẻ tín dụng (credit card) lại mang đến khả năng chi tiêu trước, trả sau trong một khoảng thời gian nhất định mà không bị tính lãi, rất tiện dụng trong các tình huống cần vốn linh hoạt. Tuy nhiên, với thẻ tín dụng, nếu không trả nợ đúng hạn, bạn sẽ bị tính lãi suất cao.
Một số người thường chọn mở cả hai loại thẻ để tối ưu hóa quản lý chi tiêu: thẻ ghi nợ dùng cho các giao dịch nhỏ và hàng ngày, còn thẻ tín dụng cho các giao dịch lớn và những tình huống cần vay tạm thời.
>> Các loại thẻ tín dụng của VIB
Cách mở thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Cách mở thẻ ghi nợ
Để mở thẻ ghi nợ, bạn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà ngân hàng yêu cầu:
- Bạn là người Việt Nam/người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.
- Cần sử dụng thẻ và đáp ứng các điều kiện phát hành, sử dụng thẻ theo quy định của pháp luật.
- Chủ thẻ phải có CMND/hộ chiếu hợp lệ.
Bạn mang CMND/hộ chiếu và phí mở thẻ đến ngân hàng và làm theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng. Sau khoảng 7-10 ngày làm việc, bạn đến ngân hàng lấy thẻ và mã PIN. Bạn tiếp tục sạc và đổi mã PIN để bắt đầu sử dụng.
Cách mở thẻ tín dụng
Để mở được thẻ tín dụng, trước tiên bạn phải đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng:
Người Việt Nam hoặc người nước ngoài sống tại Việt Nam và từ 18 đến 60 tuổi tại thời điểm nộp hồ sơ.
Có công việc ổn định, thu nhập hàng tháng từ 4.500.000 VNĐ trở lên.
Tương tự như mở thẻ ghi nợ, bạn cũng cần chuẩn bị hồ sơ và mở thẻ. Thông thường, các ngân hàng yêu cầu hồ sơ bao gồm:
-
Giấy tờ xác nhận tài chính
-
Tài liệu xác nhận dữ liệu cá nhân
-
Hồ sơ xác nhận thông tin về nơi cư trú
-
Hồ sơ xác nhận nơi ở hiện tại
-
Hồ sơ xác nhận công việc
Mở thẻ theo cách truyền thống
-
Bạn đến trực tiếp ngân hàng, nộp đơn xin mở thẻ và làm theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.
-
Sau 10-15 ngày bạn đến ngân hàng nhận thẻ (nếu đã đăng ký thành công).
Mở thẻ trực tuyến
-
Vào mục mở thẻ tín dụng trực tuyến trên website của ngân hàng.
-
Nhập thông tin cá nhân được yêu cầu để đăng ký thẻ.
-
Hệ thống sẽ phê duyệt và gửi thông báo cho bạn qua email và số điện thoại.
-
Thẻ tín dụng sẽ được gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ được chỉ định hoặc đến chi nhánh ngân hàng gần nhất.
Câu hỏi thường gặp về thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
Thẻ ghi nợ có phải là thẻ ATM không?
Thẻ ghi nợ khác thẻ ATM về tính năng. Thẻ ATM chỉ cho phép rút tiền tại các máy ATM. Còn thẻ ghi nợ không chỉ rút tiền mà còn có thể thực hiện thanh toán và chuyển khoản trực tuyến.
Ngoài ra, thẻ ghi nợ thường liên kết với tài khoản ngân hàng và cho phép thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ.
Thẻ tín dụng có an toàn hơn thẻ ghi nợ không?
Về mức độ bảo mật, hai loại thẻ này có độ an toàn và bảo mật như nhau. Cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều được tích hợp công nghệ bảo mật tiên tiến nhất của ngân hàng. Nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất và thanh toán thuận tiện nhất.
Thẻ Visa và thẻ tín dụng khác nhau như thế nào?
Thẻ Visa không phải là một loại thẻ mà là thương hiệu của hệ thống thanh toán quốc tế. Thẻ Visa có thể là thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, được phát hành bởi các ngân hàng nhằm hỗ trợ thanh toán quốc tế. Do đó, Visa chỉ là hệ thống giúp thẻ hoạt động trên toàn cầu, trong khi thẻ tín dụng hay ghi nợ là loại thẻ cụ thể với tính năng khác nhau.
Hy vọng nội dung so sánh thẻ tín dụng với thẻ ghi nợ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc đưa ra quyết định. Để đọc thêm nhiều bài viết hay khác về tài chính, hãy theo dõi ngay chungchiquy nhé.
Gửi phản hồi