Xin chào các bạn! Bắt đầu từ kỳ nghỉ lễ 30/4 thì Thế Giới Di Động đã phát tín hiệu cuộc chiến giá rẻ nhất với với các đơn vị bán lẻ là đối thủ cạnh tranh trên thị trường như: FPTShop, DidongViet, CellPhoneS…bằng cuộc chiến giảm giá.
Và đúng như dự đoán các doanh nghiệp này đã bước vào cuộc chiến với giảm giá với các chương trình như: Rẻ của các loại rẻ, Hoàn tiền nếu ở đâu rẻ hơn, Rẻ hơn rẻ nhất…
Vậy tại sao các công ty này lại phải triển khai các chương trình này? Lợi ích của nó mang lại cũng như các nỗi đau phải đánh đổi. Cùng Cổ Phiếu Thường phân tích nhé.
Cạnh tranh về giá là gì? Hay cuộc chiến giá rẻ
Cạnh tranh về giá là việc các cty cùng bán 1 mặt hàng tương đồng có giá trị sử dụng như nhau, bằng cách giảm giá để lôi kéo khách hàng mua sản phẩm của mình thay vì đối thủ cạnh tranh.
Nên hiểu đơn giản là:
Ai sẽ là người hưởng lợi nhất trong cuộc chiến giá của các đơn vị bán lẻ
Khi các chương trình giảm giá diễn ra thì người có lợi đầu tiên là Khách hàng sẽ là người có lợi nhất. Vì họ sẽ được mua những sản phẩm mong muốn với giá rẻ hơn.
Ví dụ: Tháng 3/2023 bạn muốn mua 1 chiếc điện thoại iPhone 13 Pro Max thì phải chi tới hơn 30 trđ đi. Nhưng sau 30/04 thì nó chỉ còn 27 trđ. Thì bản thân đã tiết kiệm được 3 trđ
Chính vì vậy người tiêu dùng là bên đang được hưởng lợi về cuộc chiến giá này.
Vậy còn đơn vị bán lẻ được lợi gì?
Đầu tiên để bắt đầu phân tích mình xin chia sẽ về hoàn cảnh tại sao là có sự kiện này nhé.
Thứ nhất: nền kinh tế Việt Nam và thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau 2 năm đại dịch Covid 19.
Thứ hai: Xung đột Nga – Ukraine dẫn đến đấu đá của các cường quốc (Địa chính trị) dẫn đến lạm phạt và lãi suất tăng.
Chính vì 2 yếu tố này dẫn đến hàng hóa sản xuất không bán được. Làm nhà máy đóng cửa và công nhân mất việc. Nói đơn giảm là thu nhập người dân khó khăn.
Nên lương của họ chỉ dùng để mua các sản phẩm thiết yếu: lương thực, thực phẩm… còn các sản phẩm xa xỉ hay chưa cấp thiết phải thay thế ngay như: Tivi, tủ lạnh, điện thoại, máy giặt… (cứ xài tạm khi nào hư mới mua cái mới) thay vì trước nhiều tiền thì đổi điện thoại, hay cái tivi xem cho đẹp.
Tổng hợp lại là mấy ổng bán lẻ ế quá nên phải giảm giá để kích cầu. Ngày trước bán 100 đồng lời được 10 đồng còn giờ phải giảm giá lời 3 đồng thôi. 7 đồng lời kia giảm cho khách hàng. Với mục tiêu:
Bán được hàng có doanh thu và thu hồi vốn. Thay bị chôn hàng tồn kho cũng chết.
Ngoài ra, cũng là 1 cơ hội để tiêu diệt đối thủ vì nếu các đối thủ không giảm giá thì không bán được hàng và dẫn đến phá sản. Còn cty nào tồn tại được qua cơn khó khăn sẽ có cơ hội độc chiếm thị trường, tăng giá bán để bù lại giai đoạn giảm giá.
Chính vì vậy các doanh nghiệp lớn có biên lợi nhuận tốt. Họ chấp nhận hi sinh lợi nhuận để thực hiện cuộc chiến giá rẻ này. Và đây cũng là 1 chiến lược trong mô hình Độc quyền nhóm.
Nơi các doanh nghiệp có lợi thế về chí phí sản xuất bán hàng thấp. Họ có thể giảm giá bán để cạnh tranh và loại các đối thủ có chi phí sản xuất, bán hàng cao.
Chiến lược trong cạnh tranh về giá là gì dưới góc nhìn kinh tế học
Đối với góc nhìn kinh tế học thì sự cạnh tranh về giá này là chiến lược trong thị trường Độc quyền nhóm với các đặc điểm sau:
- Chỉ có 1 vài doanh nghiệp tham gia thị trường. Và có rào cản để 1 doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường cao.
- Các sản phẩm tương đầu nhau và dễ bị thay thế
- Cạnh tranh với nhau về giá.
Như vậy ta có thể thấy được thị trường bán lẻ điện thoại chỉ có 1 số doanh nghiệp lớn như: Thế giới di dộng, FPTShop, DidongViet, CellphoneS… Và để 1 cty mới tham gia vào cần rất nhiều tiền để mở cửa hàng, mua sản phẩm về bán và tuyển nhân sự.
Các sản phẩm họ bán thị điện thoại của hãng Apple, Samsung, Xiaomi, hay các loại laptop, tivi… Những sản phẩm này thì giống nhau, mua ở đâu cũng được chẳng qua giá ở đâu tốt hơn thôi.
Như ý trên giá đâu tốt hơn thì rõ ràng họ cạnh tranh với nhau chủ yếu về giá. Chứ chất lượng dịch vụ mình thấy các bên này cũng như nhau.
Do đó, các bên này ứng dụng lý thuyết trò chơi với điểm cân bằng NASH. Khi 1 doanh nghiệp hành động liên quan về giá thì các doanh nghiệp khác sẽ cũng phải xem xét để hành động theo.
Nếu tăng giá thì sẽ chẳng ai quan tâm. Vì Khách hàng tự né không mua của cty tăng giá mà chuyển sang mua của đối thủ. Nên họ sẽ ngồi yên và không hành động gì.
Còn nếu giảm giá thì các doanh nghiệp sẽ phải nhảy vào tính toán để hành động. Vì lúc này nếu cty mình không giảm như đối thủ thì sẽ mất khách, không bán được hàng. Nhưng giảm thì giảm bao nhiêu? Vì mỗi công ty có 1 mức chi phí vận hành hành khác nhau.
Không thể tự đâm đầu họ giảm 500K mình giảm 500K. Lý do nếu mình có sức chỉ giảm 400K mà đi giảm như vậy là phá sản.
Còn nếu mình mạnh hơn là thì 600K cũng không sao. Vậy thì giảm 600K luôn cho đối thủ nó toang.
Chính vì vậy các bạn sẽ thấy khi 1 cty hành động giảm giá. Các đối thủ sẽ follow và thực hiện để đáp trả ngay.
Đặc biệt, các bạn có thể thấy rõ nhất ở cuộc chiến giá dầu năm 2018. Khi mà Nga giảm giá để chiếm thị phần thì ngay lập tức ông Ả Rập Xê Út quyết chiến khô máu luôn. Đưa giá dầu về mức 0 USD/thùng. Và cuối cùng là gì mấy ông sản xuất dầu nhỏ tiêu. Sau đó thì họ lại bắt tay nhau để thống nhất lại giá bán cao hơn.
Và thị trường dầu mỏ là 1 ví dụ tiêu biểu cho thị trường độc quyền nhóm thành công nhất trên thế giới. Mình sẽ có 1 bài viết phân tích chi tiết về mảng này.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về giá trị thời gian của tiền
- Giấc mơ đi xem World Cup 2026 tại Mỹ
- Tìm hiểu về phân tích Dupont
Kết
Trong ngắn hạn các chiến lược giảm giá này sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Họ sẽ được sở hữu những sản phẩm chất lượng với giá tốt hơn.
Về lâu dài thì 1 số doanh nghiệp nhỏ không đủ cạnh tranh sẽ phải rời thị trường. Lúc này các doanh nghiệp chiến thắng sẽ độc chiếm thị trường. Họ sẽ tăng giá cao lại để kiếm lại lợi nhuận, bù đắp cho các khoản lỗ trước này.
Ví dụ như mấy ông Grab, Goviet, Uber cùng từng sử dụng chiến lược giá rẻ nè. Giờ thì chỉ còn Grab, GoViet họ ít giảm giá hơn và không cạnh tranh trực tiếp nhau nữa. Mà tìm cách tối ưu lợi nhuận sau cuộc chiến giảm giá này.
Gửi phản hồi