Hê lô
Xin chào cả nhà!
Dạo này lạm phát quá. Cái gì cũng tăng giá từ xăng đến đồ ăn. Đến mấy nay thì giá cafe cũng tăng giá rồi.
Huhu
Nếu bạn nào uống Highland thì bên Highland coffe tăng giá bán rồi đó. Vậy mình chuyển qua The Coffee House nhỉ.
Như vậy các bạn thấy điều gì không. Các sản phẩm tăng giá hiện tại đa phần đều là các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như lương thực, chi phí xăng xe. Mà mấy cái này thì bạn rất khó cắt giảm. Chứ như Iphone mà tăng giá thì đợi sang năm mua.
Hoặc khi nào giảm giá mua. Vì nó là hàng xa xỉ và không thiết yếu, có thời gian sử dụng lâu. Vì vậy bạn có thế trì hoãn đó.
Nói dông nói dài như vậy là mình đang muốn nói đến quy luật cung cầu của thị trường. Đồng thời lý do tăng giá của Highland là 1 chiến lược có căn cứ khoa học. Không phải họ thích là tăng.
Điều đầu tiên đó là giá trị thương hiệu. Thông thường thì những hàng hóa độ nhận diện thương hiệu cao trong tâm trí người dùng như: Bia thì bia Ken hay Bia sài gòn, Cafe mua về pha là Trung nguyên, còn đi uống cafe chuỗi thì Starbuck, Highland, The Coffee House.
Đó là thói, và tâm lý thương hiệu nên họ luôn nhờ đến đầu tiên trong suy nghĩ. Vì vậy họ sẽ vẫn ưu tiên chọn
Thứ hai, là mức độ tăng gía, nhìn có vẻ 1 lý cafe sữa size M từ 35k lên 39k là tăng hơn 10% (cao). Nhưng bản chất là tăng có 4k người tiêu dùng sẽ thấy nó nhỏ với thu nhập. Nên trong tâm lý người tiêu dùng vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Vậy nên họ vẫn mua.
Điều thứ 3 nè. Theo lý thuyết kinh tế về 1 sản phẩm tiêu dùng thông thường thì đường cầu luôn là 1 đường dốc nghiêng có hệ số âm và khi giá tăng thì nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm
Mình gọi thế này cho đơn giản
P là giá bán
Q là lượng cầu sử dụng
Như vậy P tăng -> Q giảm vì mắc thì sẽ dùng ít đi ví như ngày uống 2 ly thì giờ còn 1 ly thôi.
Vậy ta sẽ có TR = P x Q. Doanh thu sẽ là bằng Giá (P) x số lượng (Q)
Nên với Highland khi họ tăng giá bán thì miễn sao vẫn đảm bảo TR là maxium thì không sao. Cứ tăng bình thường. Còn nếu mà tăng P làm TR giảm thì họ sẽ không tăng.
Xem thêm:
>>> Hướng dẫn đầu tư chứng khoán dành cho người mới
>>> Hướng dẫn đầu tư chứng chỉ quỹ ETF
>>> Công cụ hỗ trợ đầu tư và quản trị danh mục đầu tư
Thế nên chắc hẵn những cái đầu có sạn của Highland Coffee đã ngồi chạy các mô hình về kinh tế để áp dụng. Hehe
Cơ bản như sau. Sau khi họ chạy các bài toán…. Nói chung là phức tạp và họ đi so sanh với lý thuyết sau. Ta gọi nó là E – Elasticity – Độ co dãn của đường cầu.
|E| > 1, |E|<1 và |E| =1
Ở đây là E = %thay đổi Q/%thay đổi P
(Hình minh họa: The Balance)
Với giá P1 là Số lượng bán Q1
Và giá P2 là Số lượng bán Q2
Thì nhận thấy rằng E của khách hàng họ đang ở mức |E| < 1. Vì vậy việc tăng giá là OK và vẫn sẽ tăng doanh thu. Vẫn sẽ lời nên trong kinh doanh họ sẽ phải chọn phương án tối ưu nhất thôi.
Khi E nhỏ hơn 1 thì được hiểu là giá tăng 1% thì Q chỉ giảm nhỏ hơn 1% (như Q chỉ giảm 0.8%) thì rõ ràng vẫn còn lợi 0.2%. Nên bài toán về hiệu suất vẫn tối ưu vì TR (Total Revenue vẫn tăng)
Nên đó là lý do tại sao họ vẫn chọn quyết định tăng giá đó.
Đúng là làm ăn phải áp dụng khoa học, các học thuyết kinh tế về cung cầu thì mới thành công được.
Hay như thực tế sản phẩm đơn giản nhất bạn có thể thấy là Xăng (sản phẩm thiết yếu)
Như giá xăng 20k/lít thì bạn xài 2 lit (1.5 lít đi làm + 0.5 lít đi chơi). Nhưng giá tăng 30k/lít. Bạn vẫn phải đi làm. May ra thì ít đi chơi hơn thôi hoặc không đi luôn. Như vậy thì bạn vẫn phải xài ít nhất 1.5 lít.
Nên cuối cùng thì doanh trước khi tăng là là 40k và sau tăng giá xăng là 45k. Vậy giá tăng doanh thu tăng đó.
Các bạn có thể xem chi tiết thêm về lý thuyết cung cầu này ở đây nhé
Cảm ơn các bạn. Đây là 1 chia sẽ sau khi học môn ECONOMIC
Trân trọng
Gửi phản hồi